Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Bầu tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu thời gian nào tốt nhất

Bầu tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu thời gian nào tốt nhất

11/07/2024 09:07:20 | 230 lượt xem

Bầu tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu thời gian nào tốt nhất. Lịch tiêm và  những lưu ý quan trọng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

1. Mẹ bầu có được tiêm vắc-xin hay không?

Hiện tại, nước ta có vắc-xin tiêm phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà, hay được biết đến với tên là vắc-xin Tdap. Việc không được tiêm nhắc sẽ làm cho lượng kháng thể trong người giảm đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tương tự với người bình thường, những người phụ nữ khi mang bầu nếu bị mắc bạch hầu thì sẽ gặp triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sốt hay là mệt mỏi toàn thân và mất vị giác. Một triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh này đó chính là xuất hiện các mảng trắng bám ở vùng hầu họng. Nếu được điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra các biến chứng khôn lường như tổn thương tim, hệ thần kinh, thận hay là suy hô hấp từ kênh phụ nữ chia sẻ.
Bầu tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu thời gian nào tốt nhất

2. Lịch tiêm phòng bạch hầu cho bà bầu

Bầu tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu thời gian nào tốt nhất? Mũi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho bà bầu trong ba tháng cuối của thai kỳ sẽ truyền lượng kháng thể thụ động cao cho thai nhi trước khi sinh. Đây là biện pháp bảo vệ ngắn hạn trong giai đoạn sơ sinh rất hiệu quả, giúp tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Những kháng thể này cũng có thể góp phần hạn chế một số biến chứng nghiêm trọng hơn nếu như bé bị mắc bệnh. Phụ nữ tiêm vắc-xin Tdap trong khi mang thai vào thời gian khuyến nghị được chứng minh đem đến hiệu quả phòng bệnh cao hơn 78% so với chủng ngừa cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

>>Ngoài ra, tham khảo giấc mơ thấy cây nấm điềm báo gì, đánh số gì chắc trúng.

3. Lưu ý đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

3.1. Tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván trong mỗi lần mang thai

Kháng thể đối với vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván giảm dần theo thời gian. Mặc dù xét nghiệm máu có thể đo kháng thể chống ho gà, nhưng không thể xác định mức độ bảo vệ cần thiết cho mẹ hoặc thai nhi. Vì vậy, ngay cả khi phụ nữ đã từng mắc bệnh ho gà hoặc tiêm vắc-xin trước đó, miễn dịch không kéo dài suốt đời. Để đảm bảo thai nhi nhận được lượng kháng thể tối đa, người mẹ nên tiêm nhắc lại vắc-xin Tdap mỗi lần mang thai. Tuy nhiên, nếu đã tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai, không cần thiết phải tiêm nhắc lại. Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván dành cho đối tượng từ 4-64 tuổi với một liều duy nhất được sản xuất tại Pháp.

3.2. Tiêm bổ sung vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván sau sinh

Nếu không tiêm vắc-xin Tdap khi mang thai và chưa từng tiêm trước đó, phụ nữ sau sinh vẫn có thể tiêm bổ sung. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể tiêm Tdap an toàn. Tuy nhiên, cơ thể mẹ cần 3-4 tuần sau tiêm để tạo kháng thể, trong thời gian này vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm cho trẻ. Việc tiêm Tdap sau sinh không giúp tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh, trẻ vẫn có thể bị lây bệnh từ những người khác. Vì vậy, tiêm bổ sung sau sinh không được coi là biện pháp tối ưu.

3.3. Chỉ tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván một lần trong thai kỳ

Miễn dịch từ vắc-xin này không kéo dài như mong muốn. Do đó, dù đã tiêm vắc-xin trước khi mang thai, nhưng nếu thời gian quá xa so với thai kỳ, Tdap vẫn được khuyến nghị trong tuần 27-35 của thai kỳ để bảo vệ tối ưu cho trẻ sơ sinh. Nếu Tdap được chỉ định sớm hơn do vết thương hoặc dịch bệnh, hoặc phụ nữ đã tiêm trước khi mang thai, thì không cần tiêm lại trong ba tháng cuối.

Nhìn chung, tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho bà bầu giúp phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc ba bệnh nguy hiểm này cho mẹ và trẻ sơ sinh. Vắc-xin này an toàn, trẻ sinh ra từ mẹ đã tiêm chủng đều khỏe mạnh và phát triển bình thường.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 14-01-2025 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội, mong cầu về tài lộc.

Kết Luận: Nếu không phải là chuyện quan trọng và cần thiết thì nên giới hạn trong sự giao thiệp, dễ có sự hao tốn. Không nên để hoàn cảnh hoặc người khác lôi cuốn mình vào chuyện. Cần phải có sự thay đổi hoàn cảnh, tình thế hiện tại dù có khó nhọc nhưng sau này sẽ có kết quả tốt. Ngày có nhiều lo âu, bận rộn chuyện nhà Kỵa, công danh, tình cảm của mình lẫn người thân.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo