Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Văn khấn Đức Ông tại chùa đúng cách giúp “sở cầu như nguyện”

Văn khấn Đức Ông tại chùa đúng cách giúp “sở cầu như nguyện”

07/08/2020 11:08:40 | 1103 lượt xem

Đi chùa là nét đẹp trong văn hóa truyền thống người Việt. Hành lễ tại các ban và đặt lễ vật theo trình tự theo sự hướng dẫn của các vãi trong chùa là hành động tôn trọng tín ngưỡng tâm linh. Cùng coiboituvi.com tìm hiểu văn khấn Đức Ông tại ban như thế nào nhé.

Ý nghĩa văn khấn Đức Ông tại chùa

Đức Ông được tạc tượng và thờ tự trong tất cả các chùa chiền Phật giáo ở nước ta. Ngài thường được Phật tử và con nhang kêu cầu phù độ về công danh, tiền bạc, con cái, v.v…  Đức Ông sống cùng thời với Đức Phật lịch sử của chúng ta, hiệu là Cấp Cô Độc, tức là chu cấp cho hết thảy những người cô đơn, nghèo khổ, bệnh tật.

Ngày nay, theo nếp sống cổ truyền, người Việt Nam hàng năm vẫn đi chùa, đi trẩy Hội vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh, Đức Ông…

Chùa chiền là nơi linh thiêng, thờ tự chư vị Phật, Bồ Tát, các vị Thần linh có nhiều quyền năng, phép thần thông phổ độ chúng sanh và cưu mang con người. Chùa không chỉ là nơi thờ tự. Chùa còn là nơi để nhiều người tìm đến cảm giác bình an, thư thá giữa bộn bề căng thẳng, mệt nhọc. Con người luôn hy vọng rằng bằng những hành vi cầu khẩn các vị phù hộ cho bản thân, gia đình, cộng đồng luôn được ăn khang, thành đạt và thịnh vượng, cuộc sống an yên, cát biến thành hung, giải trừ nghiệp chướng.

Thần tích về Đức Ông

Về góc độ lịch sử, Đức Ông được xem là vị thí chủ lớn nhất đối với Đức Phật và Tăng đoàn. Ông từng phủ vàng kín khu vườn của thái tử Kì Xà Đà để nhận được lời đồng ý nhượng lại khu vườn với mục đích xây dựng nơi chốn cho Phật và Tăng đoàn có chỗ tịnh tu. Đối với Phật Pháp, Ngài có công lớn hộ pháp và truyền bá điều răn của Phật.

Văn khấn Đức Ông tại chùa đúng cách giúp "sở cầu như nguyện"

Về góc độ thần thông, ông được xem là đại hộ pháp của Phật Môn. Ngài mang nặng trách nhiệm này khi ở trần gian, có công năng thấy hết mọi kho tàng, bảo vật trong nhân gian, không cầu cũng giàu có, khí chất chẳng ai bằng. Tài bảo đó Ngài dùng cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ khốn cùng, nên ở Ngài đầy đủ hạnh Phổ Hiền, đức Từ Bi.

Dù nhìn nhận về góc độ nào Đức Ông cũng là nhân vật có công lớn đối với Phật Pháp, ở hàng cư sĩ mà hộ trì chính pháp, đầy đủ hạnh Từ, Bi, Hỉ, Xả, tế độ quần manh. Bởi vậy, ban thờ Đức Ông trong mọi ngôi chùa đều được đặt phía bên tay trái của Tam Bảo (tay phải là ban Thánh Hiền). Lối sắp xếp này mang chủ ý rằng hoằng pháp là thánh hiền, hộ pháp là hàng cư sĩ tại gia. Khi vào lễ chùa, mọi người đều phải vào chùa từ hướng tay trái, tới ban Đức Ông lễ trước vì Ngài có công xây chùa, tạc tượng. Nếu quá túng thiếu (tiền bạc, tình cảm, con cái, v.v…) bạn có thể tới cửa Đức Ông kêu cầu. Với hạnh Từ Bi, Ngài nhất định sẽ cứu khổ cứu nạn chúng sanh.

Sắm lễ vật tại ban thờ Đức Ông

Theo phong tục tín ngưỡng tâm linh cổ truyền, khi đi vào chùa nên có lễ vật. Dù to hay nhỏ, nhiều hay ít thfi đó cũng là lòng thành kính đối với các vị chư Phật. Chùa là nơi thời Tam Bảo nên sắp lễ chay như hương, hoa, quả oản,.. để dâng lên lễ Phật, Bồ Tát.

Văn khấn Đức Ông tại chùa

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………………………………

Ngụ tại ……………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa …………………trước Ban Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện!”

Sau khi kết thúc khấn, bạn ra hành lễ ở những ban khác. Trong lúc chờ tuần nhang kết thúc, bạn có thể vãn cảnh thanh tinh quanh chùa. Bạn có thể thắp thêm tuần nhang nữa sau khi nhang tàn, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sợ đem ra nơi đốt vàng mã để hóa giải. Hạ sớ xong thì mới được hạ lễ dâng cúng khác. Bạn nên hạ từ ban ngoài rồi mới vào ban chính.

Xem thêm bài viết CÚNG ÔNG TÁO – BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23/12 ÂM LỊCH để chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp sắp tới nhé.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 20-04-2025 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội, mong cầu về tài lộc.

Kết Luận: Nếu không phải là chuyện quan trọng và cần thiết thì nên giới hạn trong sự giao thiệp, dễ có sự hao tốn. Không nên để hoàn cảnh hoặc người khác lôi cuốn mình vào chuyện. Cần phải có sự thay đổi hoàn cảnh, tình thế hiện tại dù có khó nhọc nhưng sau này sẽ có kết quả tốt. Ngày có nhiều lo âu, bận rộn chuyện nhà Kỵa, công danh, tình cảm của mình lẫn người thân.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo