07/08/2020 11:08:18 | 987 lượt xem
Theo phong tục Việt, mọi gia đình đều chuẩn bị bài văn khấn Táo Quân để thực hiện nghi lễ tiến ông Táo về chầu trời. Nghi thức này được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Cùng coiboituvi.com tìm hiểu kỹ hơn về nghi thức này qua bài viêt sau đây nhé.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Cho đến ngày nay, dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều thần tích về các vị Táo Quân. Phổ biến nhất là sự tích Vua Bếp, được lưu truyền lại với nhiều dị bản.
Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Táo Quân ngăn cản sự xâm ngập cố ý của tà ma ngoại đạo, quấy rối sự bình yên trong gia đình. Ngoài ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.
Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.
Táo quân được cho là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là cầu nối của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Hằng ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.
Một năm mới bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc vào 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về trời. Cho đến ngày 30 tháng Chạp, ông Táo mới đến nhận việc, tiếp quản trông coi gia đình. Như vậy, làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Theo lịch âm 2019, lễ cúng Táo Quân được tổ chức khá sớm, thường là 12 giờ trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.
Tùy từng vùng miền, phong tục, tập quán mà lễ cúng Táo Quân có khác nhau. Thông thường người ta chuẩn bị lễ mà nấu bánh trôi nước, xôi chè, cá chép,… Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.
Lễ vật cúng Táo công thường bao gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ ông và một mũ bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời.
Gia chủ chuẩn bị thêm đồ trang sức như gương lược hay dây kim tuyến lên bộ lễ mã. Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!(3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: …………..
Ngụ tại: …………..
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!(3 lạy)”.
Tham khảo bài viết: XEM VẬN HẠN NĂM 2019 KỶ HỢI để xem vận hạn năm 2019 của bản thân trong năm này như thế nào nhé.
- Ngày 20-04-2025 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981
Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.
Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.
Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội, mong cầu về tài lộc.
Kết Luận: Nếu không phải là chuyện quan trọng và cần thiết thì nên giới hạn trong sự giao thiệp, dễ có sự hao tốn. Không nên để hoàn cảnh hoặc người khác lôi cuốn mình vào chuyện. Cần phải có sự thay đổi hoàn cảnh, tình thế hiện tại dù có khó nhọc nhưng sau này sẽ có kết quả tốt. Ngày có nhiều lo âu, bận rộn chuyện nhà Kỵa, công danh, tình cảm của mình lẫn người thân.
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | CN |
31
3
![]() |
1
4
|
2
5
|
3
6
|
4
7
|
5
8
![]() |
6
9
![]() |
7
10
|
8
11
![]() |
9
12
|
10
13
|
11
14
![]() |
12
15
![]() |
13
16
|
14
17
|
15
18
|
16
19
|
17
20
![]() |
18
21
![]() |
19
22
|
20
23
![]() |
21
24
|
22
25
|
23
26
![]() |
24
27
![]() |
25
28
|
26
29
|
27
30
|
28
1/4
![]() |
29
2
|
30
3
![]() |
1
4
![]() |
2
5
![]() |
3
6
|
4
7
![]() |